Những ngôi sao liên tục sinh ra và chết đi. Trong Dải Ngân hà của chúng ta, có bao nhiêu ngôi sao đã chết đi mỗi năm?

Khi bạn nhìn lên bầu trời đêm, bạn sẽ thấy các chòm sao giống như những gì mà người Hy Lạp cổ đại từng trông thấy. Tuy nhiên, trên thực tế, những ngôi sao mới liên tục được sinh ra và những ngôi sao khác chết đi. Đó cũng là định mệnh của Mặt trời chúng ta trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Bầu trời đêm thay đổi nhanh chóng như thế nào và trong thiên hà của chúng ta - Dải Ngân hà, có bao nhiêu ngôi sao chết đi mỗi năm?

Theo James De Buizer, nhà nghiên cứu tại Viện Tìm kiếm Trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) điều này rất phức tạp.

Ảnh minh họa: Getty.

Đầu tiên, cần phải làm rõ một ngôi sao chết đi tức là gì. Những ngôi sao là các quả cầu khí nóng khổng lồ được duy trì bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân chuyển hydro thành heli ở trong lõi. Các ngôi sao chết đi khi phản ứng tổng hợp hạt nhân dừng lại. Có 2 cách khiến điều này xảy ra và cách thức một ngôi sao chết đi phụ thuộc vào khối lượng của nó.

Với những ngôi sao có khối lượng nhỏ, phản ứng tổng hợp hạt nhân kết thúc khi tất cả hydro trong lõi ngôi sao được chuyển thành heli. Không có nhiệt và áp suất phản ứng tổng hợp ra bên ngoài, ngôi sao sẽ tự sụp đổ. Trong quá trình sụp xuống này, áp suất lõi trở nên mạnh đến mức lượng heli còn lại bắt đầu hợp nhất thành carbon và giải phóng năng lượng. Bầu khí quyển bên ngoài của ngôi sao phồng lên và chuyển sang màu đỏ để tạo ra thứ gọi là một khối cầu đỏ khổng lồ.

Cuối cùng, ngôi sao thoát khỏi bầu khí quyển phồng lên này, để lại đằng sau một vật thể dày đặc được gọi là sao lùn trắng. Khoảng 97% ngôi sao trong Dải Ngân hà, bao gồm cả Mặt trời có số phận trở thành những ngôi sao lùn trắng, ông De Buizer nói.

Các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy các sao lùn trắng vì chúng phát ra tín hiệu ánh sáng độc đáo. Họ sử dụng thông tin này, cộng với tốc độ hình thành sao và tổng số sao, để tính ra có bao nhiêu ngôi sao chết đi mỗi năm. Người ta ước tính rằng cứ hai năm lại có một sao lùn trắng hình thành, nhà nghiên cứu De Buizer nói.

Những ngôi sao có khối lượng gấp 8 lần Mặt trời sẽ có một cái chết khác. Những ngôi sao khổng lồ này chỉ chiếm khoảng 3% số sao của Dải Ngân hà nhưng tác động của chúng rất ấn tượng.

Eric Borowski, nghiên cứu sinh vật lý thiên văn tại Đại học bang Louisiana, cho biết: “Đây là những sự kiện thực sự dữ dội và đầy năng lượng mà tôi nghĩ một số người có thể mô tả là cái chết”.

Borowski cho biết loại sao này kết hợp các nguyên tố ngày càng nặng hơn trong lõi của nó, cuối cùng trở nên nặng đến mức nó không thể tự chống lại lực hấp dẫn. Kết quả là một vụ nổ lớn hay còn được gọi là vụ nổ siêu tân tinh xảy ra. Theo NASA, lõi của ngôi sao tồn tại dưới dạng sao neutron hoặc lỗ đen.

Lần quan sát cuối cùng được ghi lại về vụ nổ siêu tân tinh trong Dải Ngân hà là vào năm 1604, tuy nhiên các nhà thiên văn học ước tính rằng vụ nổ siêu tân tình thường xảy ra một hoặc hai lần một thế kỷ trong thiên hà.

Vậy tại sao đã hơn 400 năm trôi qua chúng ta chưa quan sát được gì kể từ khi vụ nổ này được phát hiện trong thiên hà của chúng ta? Trên thực tế, các ước tính của các nhà thiên văn học rất phức tạp bởi hình dạng của Dải Ngân hà và các đám mây khí và bụi dày đặc.

Nhà khoa học De Buizer nói: “Có thể có siêu tân tinh phát nổ ở phía bên kia trung tâm thiên hà nhưng có quá nhiều thứ ở giữa nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng”.

Tổng cộng, với một sao lùn trắng hình thành cứ sau 2 năm hoặc lâu hơn, cộng với một vài vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cứ sau 100 năm một lần thì có tổng cộng gần 53 ngôi sao chết đi mỗi thế kỷ trong Dải Ngân hà hoặc 1 ngôi sao cứ sau 1,9 năm.

Nhà nghiên cứu De Buizer cho biết, hiểu được các giai đoạn qua đời của các ngôi sao là cách các nhà thiên văn học ghép nối các vòng đời của chúng lại với nhau.

Cập nhật: 15/06/2024 VOV
Video minh họa: VTKN

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Trong vòng 10 tỷ năm tới, nhân loại có thể sẽ phát triển ra sao

Tương lai của nhân loại trong 10 tỷ năm tới là một chủ đề đầy hứa hẹn và bí ẩn. Dưới đây là một số khả năng có thể xảy ra:

Một số bộ phận cơ thể người không còn chức năng và được coi là di tích của quá trình tiến hóa

Mặc dù những bộ phận cơ thể người được coi là "di tích" của quá trình tiến hóa, chúng vẫn có thể có một số chức năng nhất định mà chúng ta chưa biết đến. Do đó, việc nghiên cứu về những bộ phận này vẫn rất quan trọng để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ thể con người.

Con quay hồi chuyển được sử dụng như thế nào trong các tàu vũ trụ

Con quay hồi chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều khiển tàu vũ trụ. Dưới đây là một số ứng dụng cụ thể:

Ngôi sao bí ẩn nhấp nháy suốt 35 năm trong vũ trụ (GPM J1839-10)

Một thiên thể giấu mặt liên tục phóng các luồng sóng vô tuyến về hướng trái đất với tần suất mỗi 22 phút/lần và trong hơn 30 năm. Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa có lời giải cho hiện tượng này.

Khám phá Vành đai Kuiper nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương

Vành đai Kuiper là một vùng đĩa hình elip nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Nó được tạo thành từ các vật thể băng giá, bao gồm các hành tinh lùn, sao chổi và các tiểu hành tinh. Được phát hiện vào năm 1930, Vành đai Kuiper được cho là nơi lưu giữ các vật thể còn sót lại từ sự hình thành của hệ…

PHÂN TÍCH KHOA HỌC

Thực hư về thuyết “Mặt trăng rỗng”

Thuyết "Mặt trăng rỗng" là giả thuyết cho rằng Mặt trăng không phải là một khối rắn mà là một cấu trúc rỗng bên trong. Giả thuyết này đã xuất hiện từ lâu và thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là sau khi con người đặt chân lên Mặt trăng.

Sự giống nhau đến mức khó tin giữa não người và vũ trụ, vũ trụ cũng có ý thức !?

Những điểm tương đồng giữa não người và vũ trụ là một chủ đề hấp dẫn đáng để suy ngẫm. Nó cho thấy rằng có thể có một mối liên hệ sâu sắc hơn giữa con người và vũ trụ mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết.

Biến đổi khí hậu toàn cầu – Trái đất đang quay lưng với con người!?

Biến đổi khí hậu toàn cầu là một vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Hiện tượng này đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho Trái đất và con người.

Europa – Mặt trăng của Sao Mộc đang tiến hóa chậm và tồn tại sự sống !?

Europa là một vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc, được phát hiện vào năm 1610. Nó là vệ tinh lớn thứ sáu và là vệ tinh nhỏ nhất trong số 4 vệ tinh lớn của Sao Mộc. Europa được biết đến với đại dương ngầm bên dưới lớp vỏ băng dày, được cho là có thể chứa sự sống ngoài Trái Đất.

Những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất trên trái đất

Khí hậu khắc nghiệt là những hiện tượng thời tiết nguy hiểm và bất thường có thể gây ra thiệt hại lớn về người và tài sản

NỘI DUNG KHÁC

Tương lai của nền văn minh nhân loại

Tương lai của nền văn minh nhân loại là một chủ đề phức tạp và đầy thách thức để dự đoán. Tuy nhiên,…

Đường đi kỳ lạ của các photon – ánh sáng phát ra từ mặt Mặt trời

Photon được sinh ra từ lõi Mặt Trời, trải qua hành trình dài trong lòng Mặt Trời. Sau 8 phút 20…

Các chiều không gian Vũ trụ theo Lý thuyết dây

Lý thuyết dây là một lý thuyết vật lý tiên đề đề xuất rằng các hạt cơ bản tạo nên vật chất không…

Vũ trụ 3 chiều: Cánh cửa dẫn đến những chiều không gian bí ẩn

Vũ trụ 3 chiều là mô hình cơ bản giúp chúng ta hiểu và tương tác với thế giới xung quanh. Nó đóng…

Bí ẩn của những khoảng trống vũ trụ tồn tại trong không thời gian

Khoảng trống vũ trụ là những vùng rộng lớn trong vũ trụ gần như không có vật chất. Chúng được bao…

Giả thuyết về sự sống ngoài trái đất dựa trên Amoniac

Amoniac (NH3) là một hợp chất hóa học có thể được tìm thấy trên Trái đất và trong vũ trụ. Nó là một…

Lỗ đen và Năng lượng tối: Mối liên hệ bí ẩn

Mặc dù giả thuyết này vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng nó cung cấp một hướng đi mới cho việc giải mã…

Khi chúng ta đạt đến tốc độ ánh sáng

Hiện tại, con người chưa thể đạt đến tốc độ ánh sáng do những hạn chế về công nghệ và năng lượng.…

Europa – Mặt trăng của Sao Mộc đang tiến hóa chậm và tồn tại sự sống !?

Europa là một vệ tinh tự nhiên của Sao Mộc, được phát hiện vào năm 1610. Nó là vệ tinh lớn thứ sáu…

Nghịch lý Fermi, sự sống ngoài trái đất đang ở đâu !?

Nghịch lý Fermi đặt ra câu hỏi: "Tại sao với vũ trụ rộng lớn và nhiều khả năng tồn tại sự sống,…

Kịch bản về một tương lai tươi đẹp của khám phá vũ trụ

Dựa trên các lý thuyết khoa học, tương lai của nhân loại có thể đi theo nhiều hướng khác nhau, với…

Bí ẩn về mặt trăng Ganymede của sao Mộc

Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó…

Hố đen: Vùng không gian chứa dây lượng tử hay thực thể bí ẩn?

"Hố đen là vùng không gian chứa các dây lượng tử" là một quan điểm mới xuất phát từ lý thuyết dây.…

Cấp độ các nền văn minh trong vũ trụ – Loài người trên trái đất đang ở cấp độ nào ?

Thang Kardashev là một phương pháp phân loại các nền văn minh dựa trên mức độ phát triển năng lượng…

Bí ẩn cực quang trên Sao Hải Vương – Khi James Webb soi rọi góc tối xa nhất Hệ Mặt Trời

Với khả năng nhìn xuyên tầng khí quyển bằng tia hồng ngoại, kính viễn vọng không gian James Webb đã…

Sự thật về điểm kỳ dị của HỐ ĐEN – có thể là vòng lặp vô hạn chứ không phải điểm có mật đô vô…

Điểm kỳ dị là một khái niệm vô cùng thú vị và đầy bí ẩn trong lĩnh vực vật lý thiên văn, đặc biệt là…

“Hố trắng” phản Hố đen !? Liệu Big Bang có phải là một Hố trắng !?

Hố trắng là một vùng lý thuyết trong thời gian không nơi vật chất và năng lượng được giải phóng ra…

Sự rộng lớn của vũ trụ này là gì và chúng ta là ai ?

Câu hỏi về nguồn gốc của vũ trụ và con người từ lâu đã thôi thúc trí tò mò và khơi gợi niềm đam mê…

Trái đất và Hệ Mặt trời đang chuyển động như thế nào trong Vũ trụ !?

Nhiều người trong chúng ta lớn lên với ý tưởng rằng Trái đất chỉ quay quanh mặt trời, mặt trời đứng…

Khám phá cấu trúc khổng lồ tập hợp các thiên hà hình vòng cung trong không gian

Tập hợp các thiên hà hình vòng cung (Cosmic Arc, Large-Scale Filament) là những cấu trúc khổng lồ…