Những ngôi sao liên tục sinh ra và chết đi. Trong Dải Ngân hà của chúng ta, có bao nhiêu ngôi sao đã chết đi mỗi năm?

Khi bạn nhìn lên bầu trời đêm, bạn sẽ thấy các chòm sao giống như những gì mà người Hy Lạp cổ đại từng trông thấy. Tuy nhiên, trên thực tế, những ngôi sao mới liên tục được sinh ra và những ngôi sao khác chết đi. Đó cũng là định mệnh của Mặt trời chúng ta trong khoảng 5 tỷ năm nữa. Bầu trời đêm thay đổi nhanh chóng như thế nào và trong thiên hà của chúng ta - Dải Ngân hà, có bao nhiêu ngôi sao chết đi mỗi năm?

Theo James De Buizer, nhà nghiên cứu tại Viện Tìm kiếm Trí thông minh ngoài Trái Đất (SETI) điều này rất phức tạp.

Ảnh minh họa: Getty.

Đầu tiên, cần phải làm rõ một ngôi sao chết đi tức là gì. Những ngôi sao là các quả cầu khí nóng khổng lồ được duy trì bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân chuyển hydro thành heli ở trong lõi. Các ngôi sao chết đi khi phản ứng tổng hợp hạt nhân dừng lại. Có 2 cách khiến điều này xảy ra và cách thức một ngôi sao chết đi phụ thuộc vào khối lượng của nó.

Với những ngôi sao có khối lượng nhỏ, phản ứng tổng hợp hạt nhân kết thúc khi tất cả hydro trong lõi ngôi sao được chuyển thành heli. Không có nhiệt và áp suất phản ứng tổng hợp ra bên ngoài, ngôi sao sẽ tự sụp đổ. Trong quá trình sụp xuống này, áp suất lõi trở nên mạnh đến mức lượng heli còn lại bắt đầu hợp nhất thành carbon và giải phóng năng lượng. Bầu khí quyển bên ngoài của ngôi sao phồng lên và chuyển sang màu đỏ để tạo ra thứ gọi là một khối cầu đỏ khổng lồ.

Cuối cùng, ngôi sao thoát khỏi bầu khí quyển phồng lên này, để lại đằng sau một vật thể dày đặc được gọi là sao lùn trắng. Khoảng 97% ngôi sao trong Dải Ngân hà, bao gồm cả Mặt trời có số phận trở thành những ngôi sao lùn trắng, ông De Buizer nói.

Các nhà thiên văn học có thể nhìn thấy các sao lùn trắng vì chúng phát ra tín hiệu ánh sáng độc đáo. Họ sử dụng thông tin này, cộng với tốc độ hình thành sao và tổng số sao, để tính ra có bao nhiêu ngôi sao chết đi mỗi năm. Người ta ước tính rằng cứ hai năm lại có một sao lùn trắng hình thành, nhà nghiên cứu De Buizer nói.

Những ngôi sao có khối lượng gấp 8 lần Mặt trời sẽ có một cái chết khác. Những ngôi sao khổng lồ này chỉ chiếm khoảng 3% số sao của Dải Ngân hà nhưng tác động của chúng rất ấn tượng.

Eric Borowski, nghiên cứu sinh vật lý thiên văn tại Đại học bang Louisiana, cho biết: “Đây là những sự kiện thực sự dữ dội và đầy năng lượng mà tôi nghĩ một số người có thể mô tả là cái chết”.

Borowski cho biết loại sao này kết hợp các nguyên tố ngày càng nặng hơn trong lõi của nó, cuối cùng trở nên nặng đến mức nó không thể tự chống lại lực hấp dẫn. Kết quả là một vụ nổ lớn hay còn được gọi là vụ nổ siêu tân tinh xảy ra. Theo NASA, lõi của ngôi sao tồn tại dưới dạng sao neutron hoặc lỗ đen.

Lần quan sát cuối cùng được ghi lại về vụ nổ siêu tân tinh trong Dải Ngân hà là vào năm 1604, tuy nhiên các nhà thiên văn học ước tính rằng vụ nổ siêu tân tình thường xảy ra một hoặc hai lần một thế kỷ trong thiên hà.

Vậy tại sao đã hơn 400 năm trôi qua chúng ta chưa quan sát được gì kể từ khi vụ nổ này được phát hiện trong thiên hà của chúng ta? Trên thực tế, các ước tính của các nhà thiên văn học rất phức tạp bởi hình dạng của Dải Ngân hà và các đám mây khí và bụi dày đặc.

Nhà khoa học De Buizer nói: “Có thể có siêu tân tinh phát nổ ở phía bên kia trung tâm thiên hà nhưng có quá nhiều thứ ở giữa nên chúng ta không thể nhìn thấy chúng”.

Tổng cộng, với một sao lùn trắng hình thành cứ sau 2 năm hoặc lâu hơn, cộng với một vài vụ nổ siêu tân tinh xảy ra cứ sau 100 năm một lần thì có tổng cộng gần 53 ngôi sao chết đi mỗi thế kỷ trong Dải Ngân hà hoặc 1 ngôi sao cứ sau 1,9 năm.

Nhà nghiên cứu De Buizer cho biết, hiểu được các giai đoạn qua đời của các ngôi sao là cách các nhà thiên văn học ghép nối các vòng đời của chúng lại với nhau.

Cập nhật: 15/06/2024 VOV
Video minh họa: VTKN

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Công nghệ truyền điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ về trái đất

Công nghệ truyền điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ về trái đất là một ý tưởng đầy hứa hẹn để giải quyết nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của con người. Công nghệ này hoạt động bằng cách thu thập năng lượng mặt trời từ các vệ tinh đặt trong không gian và truyền về Trái đất bằng sóng vi sóng hoặc…

Khám phá Vành đai Kuiper nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương

Vành đai Kuiper là một vùng đĩa hình elip nằm ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương. Nó được tạo thành từ các vật thể băng giá, bao gồm các hành tinh lùn, sao chổi và các tiểu hành tinh. Được phát hiện vào năm 1930, Vành đai Kuiper được cho là nơi lưu giữ các vật thể còn sót lại từ sự hình thành của hệ…

Trong vòng 10 tỷ năm tới, nhân loại có thể sẽ phát triển ra sao

Tương lai của nhân loại trong 10 tỷ năm tới là một chủ đề đầy hứa hẹn và bí ẩn. Dưới đây là một số khả năng có thể xảy ra:

Tìm hiểu công nghệ sản xuất tàu ngầm

Tàu ngầm là những cỗ máy phức tạp và mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh chủ quyền của các quốc gia có đường biên giới trên biển.

Nguyên lý hoạt động của máy đóng cọc diesel

Máy đóng cọc diesel hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng năng lượng từ động cơ diesel để tạo ra lực va đập mạnh, giúp đóng cọc xuống đất.

PHÂN TÍCH KHOA HỌC

Thông tin cơ bản về các hành tinh đất đá và khí trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, chia thành hai nhóm: hành tinh đất đá và hành tinh khí khổng lồ. Các hành tinh đất đá là Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Các hành tinh khí khổng lồ là Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương.

Sứ mệnh Artemis cụ thể là gì ?

Chương trình Artemis là một nỗ lực do NASA dẫn đầu nhằm đưa con người quay trở lại Mặt trăng vào năm 2025. Chương trình được đặt theo tên của nữ thần Hy Lạp Artemis, em gái của Apollo. Apollo là chương trình đã đưa con người lên Mặt trăng lần đầu tiên vào những năm 1960.

Thực hư về thuyết “Mặt trăng rỗng”

Thuyết "Mặt trăng rỗng" là giả thuyết cho rằng Mặt trăng không phải là một khối rắn mà là một cấu trúc rỗng bên trong. Giả thuyết này đã xuất hiện từ lâu và thu hút sự chú ý của nhiều người, đặc biệt là sau khi con người đặt chân lên Mặt trăng.

Vật chất tối và năng lượng tối là gì?

Vật chất tối và năng lượng tối là hai thành phần bí ẩn chiếm phần lớn vũ trụ của chúng ta, nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về chúng.

“Hố trắng” phản Hố đen !? Liệu Big Bang có phải là một Hố trắng !?

Hố trắng là một vùng lý thuyết trong thời gian không nơi vật chất và năng lượng được giải phóng ra từ một điểm kỳ dị, trái ngược với hố đen, nơi vật chất và năng lượng bị hút vào một điểm kỳ dị và không thể thoát ra.

NỘI DUNG KHÁC

Sự thật về hệ sao Alpha Centauri và ngôi sao Proxima Centauri

Hệ sao Alpha Centauri là hệ sao gần Mặt Trời nhất, cách Trái Đất khoảng 4,37 năm ánh sáng. Hệ thống…

Có nên bịt miệng khi tập thể dục, chơi thể thao

Việc bịt miệng khi tập thể dục, chơi thể thao có thể mang lại một số lợi ích nhất định, nhưng cũng…

Sự hình thành và kết thúc của Hố đen vũ trụ

Hố đen được hình thành từ sự sụp đổ của các ngôi sao khổng lồ sau khi hết nhiên liệu. Lực hấp dẫn…

Đồ họa trong các trò chơi 3D được tạo ra như thế nào?

Đồ họa 3D đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của các công nghệ mới như thực tế ảo (VR)…

Cấp độ các nền văn minh trong vũ trụ – Loài người trên trái đất đang ở cấp độ nào ?

Thang Kardashev là một phương pháp phân loại các nền văn minh dựa trên mức độ phát triển năng lượng…

Giải mã công nghệ xây dựng cầu đường trên biển, trên cạn và những công trình khổng lồ

Việc xây dựng những công trình phúc lợi công cộng khổng lồ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế -…

Dự đoán về một kỷ băng hà mới trong tương lai trên Trái đất

Việc dự đoán chính xác thời điểm xảy ra kỷ băng hà mới trên Trái đất là một thách thức phức tạp do…

Nhật thực hình khuyên “vòng tròn lửa” sẽ quét qua trái đất

Nhật thực hình khuyên là một hiện tượng thiên văn xảy ra khi Mặt trăng đi qua trước Mặt trời nhưng ở…

Ngâm lâu trong nước nguy hiểm như thế nào

Tắm là hoạt động cần thiết cho vệ sinh cá nhân và thư giãn. Tuy nhiên, tắm quá lâu có thể tiềm ẩn…

Bản chất của photon ánh sáng – Vũ trụ thích chơi trò xúc sắc

Photon là hạt cơ bản của ánh sáng. Nó là một lượng tử của trường điện từ và là hạt tải lực của lực…

Sự đảo cực địa từ Trái đất và hệ quả trong tương lai

Sự đảo cực địa từ Trái đất là hiện tượng các vị trí cực Bắc và cực Nam địa từ đổi chỗ cho nhau. Đây…

Chúng ta có đơn độc trong vũ trụ này?

Câu hỏi liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ hay không là một câu hỏi đã thu hút trí tò mò của con…

Các cấp độ nền văn minh trong vũ trụ theo thang Kardashev

Hiện nay, lý thuyết phổ biến nhất để phân loại các nền văn minh ngoài hành tinh là thang Kardashev,…

Công nghệ truyền điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ về trái đất

Công nghệ truyền điện năng lượng mặt trời từ vũ trụ về trái đất là một ý tưởng đầy hứa hẹn để giải…

Ngôi sao bí ẩn nhấp nháy suốt 35 năm trong vũ trụ (GPM J1839-10)

Một thiên thể giấu mặt liên tục phóng các luồng sóng vô tuyến về hướng trái đất với tần suất mỗi 22…

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS – Công trình nhân tạo đắt đỏ nhất ngoài không gian

Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là một tổ hợp công trình quốc tế nhằm nghiên cứu không gian trên quỹ đạo…

Hành trình khám phá miền đất hứa Sao Hỏa

Hình ảnh Sao Hỏa dưới tia cực tím quả thực là một điều kỳ diệu. Khác với ánh sáng khả kiến mà mắt…

Top 7 đặc điểm hiếm có nhất của mỗi con người

Mỗi người đều sở hữu những đặc điểm độc đáo riêng biệt, góp phần tạo nên sự đa dạng và đặc biệt cho…

Hành trình khám phá sự sống trên Titan

Titan là vệ tinh lớn nhất của Sao Thổ và là mặt trăng duy nhất được biết là có bầu khí quyển dày đặc…

Điều gì xảy ra trước Vụ nổ lớn Big Bang?

Vụ nổ Lớn Big Bang là lý thuyết khoa học phổ biến nhất về sự khởi đầu của vũ trụ. Tuy nhiên, lý…