NASA và SpaceX ký thỏa thuận đưa ISS về “nơi an nghỉ cuối cùng”

Nặng 430.000kg và có kích thước tương đương 1 sân bóng, cho đến nay, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là cấu trúc đơn lẻ lớn nhất từng được xây dựng trong không gian. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chọn công ty khai phá không gian SpaceX làm đối tác trong dự án chế tạo thiết bị đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) về bầu khí quyển Trái đất và đến "nơi an nghỉ cuối cùng" ở Thái Bình Dương, sau khi ISS hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2030.

Nặng 430.000kg và có kích thước tương đương 1 sân bóng, cho đến nay, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) là cấu trúc đơn lẻ lớn nhất từng được xây dựng trong không gian.

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã chọn công ty khai phá không gian SpaceX làm đối tác trong dự án chế tạo thiết bị đưa Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) về bầu khí quyển Trái đất và đến “nơi an nghỉ cuối cùng” ở Thái Bình Dương, sau khi ISS hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2030.

Theo hợp đồng trị giá 843 triệu USD, SpaceX sẽ nghiên cứu và phát triển một tàu vũ trụ được đặt tên là “US Deorbit Vehicle” để phục vụ công tác xử lý ISS an toàn, hạn chế rủi ro đối với các khu vực đông dân cư.

Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

NASA sẽ là cơ quan sở hữu và chịu trách nhiệm điều phối hoạt động của thiết bị này trong suốt sứ mệnh trên.

Ông Ken Bowersox, một quan chức của NASA, nêu rõ: “Việc chọn thiết bị đưa ISS rời quỹ đạo sẽ giúp NASA và các đối tác quốc tế đảm bảo quá trình chuyển đổi an toàn và có trách nhiệm trên quỹ đạo Trái đất thấp khi kết thúc hoạt động của trạm vũ trụ”.

Nặng 430.000kg và có kích thước tương đương 1 sân bóng, cho đến nay, ISS là cấu trúc đơn lẻ lớn nhất từng được xây dựng trong không gian.

Trong thời gian hoạt động suốt 24 năm qua, ISS đa phần phục vụ hoạt động của các phi hành gia Mỹ và Nga. Tình trạng xuống cấp của ISS trong thời gian gần đây đã khiến NASA và nhiều đối tác cân nhắc dừng hoạt động của trạm vũ trụ này vào năm 2030.

Mỹ, Nhật Bản, Canada và các nước tham gia Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã cam kết vận hành phòng thí nghiệm vi trọng lực này đến năm 2030 – mặc dù Nga – đối tác thứ 5, chỉ nhất trí duy trì quan hệ đối tác cho đến năm 2028, là thời điểm mà Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos tin rằng các công nghệ của họ còn có thể sử dụng.

Hoạt động hợp tác trên ISS giữa Mỹ và Nga vẫn được duy trì bất chấp các xung đột địa chính trị hiện nay, dù chỉ đơn thuần liên quan đến vấn đề kỹ thuật. Xung đột của Nga và Ukraine đã khiến Moskva gần như chấm dứt quan hệ hợp tác với phương Tây.

Ban đầu, các động cơ đẩy của Nga được thiết kế để đưa ISS vào bầu khí quyển Trái đất khi trạm này hết thời gian hoạt động. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, NASA đã tìm kiếm các phương án thay thế trong trường hợp Nga rút khỏi liên minh sớm hơn dự kiến hoặc không có khả năng thực hiện nhiệm vụ.

Kế hoạch xử lý trạm ISS của Mỹ được đẩy nhanh trong những năm gần đây, khi Nhà Trắng và các cơ quan chính phủ khác gây sức ép buộc NASA phải lên các kế hoạch dự phòng trong bối cảnh quan hệ với Nga xấu đi.

Vào giai đoạn sau 2030, NASA dự định tài trợ cho việc phát triển các trạm vũ trụ tư nhân trên quỹ đạo Trái đất để duy trì sự hiện diện của Mỹ tại đây, với sự tham gia của các công ty Airbus và Blue Origin.

Mặc dù thị trường trạm vũ trụ tư nhân chưa được phát triển, các quan chức Mỹ tin rằng một trạm vũ trụ thay thế thương mại là cần thiết để cạnh tranh với trạm vũ trụ mới hơn của Trung Quốc trên quỹ đạo Trái đất thấp.

NASA và Trung Quốc đều đang chạy đua công nghệ để đưa con người lên Mặt trăng. Cơ quan vũ trụ Mỹ đang đầu tư hàng tỷ USD, hợp tác với một số quốc gia và công ty trong đó có SpaceX, để đưa con người trở lại Mặt trăng kể từ năm 1972./.

Cập nhật: 28/06/2024 Vietnam+

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Quá trình phóng tàu vũ trụ đưa các phi hành gia lên trạm ISS diễn ra như thế nào?

Quá trình phóng tàu vũ trụ đưa các phi hành gia lên trạm ISS là một quá trình phức tạp và nguy hiểm. Các phi hành gia phải được huấn luyện kỹ lưỡng và có sức khỏe tốt để có thể thực hiện nhiệm vụ này. Quá trình phóng tàu vũ trụ thường được truyền hình trực tiếp để mọi người trên thế giới có thể theo…

Giải mã công nghệ xây dựng cầu đường trên biển, trên cạn và những công trình khổng lồ

Việc xây dựng những công trình phúc lợi công cộng khổng lồ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế - xã hội mà còn thể hiện trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến và khả năng chinh phục thiên nhiên của con người.

Trung quốc đạt được đột phá quan trọng trong chế tạo vũ khí laser

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc tuyên bố đã đạt được bước đột phá quan trọng trong việc phát triển vũ khí laser năng lượng cao.

Tìm hiểu công nghệ sản xuất tàu ngầm

Tàu ngầm là những cỗ máy phức tạp và mạnh mẽ đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh chủ quyền của các quốc gia có đường biên giới trên biển.

Bí mật của những cỗ máy chiến tranh nguy hiểm nhất hành tinh

Ẩn sâu trong các phòng thí nghiệm bí mật và căn cứ quân sự trên khắp thế giới, những cỗ máy chiến tranh nguy hiểm nhất hành tinh đang được phát triển và cất giữ. Những vũ khí này sở hữu sức mạnh to lớn, có khả năng gây ra sự tàn phá to lớn và thay đổi cục diện chiến tranh trong chớp mắt.

PHÂN TÍCH KHOA HỌC

Tại sao các hành tinh thường quay theo một chiều và trên cùng một mặt phẳng ?

Hầu hết các hành tinh trong hệ Mặt Trời quay theo cùng một chiều (ngược chiều kim đồng hồ) và trên cùng một mặt phẳng do ảnh hưởng từ quá trình hình thành hệ Mặt Trời. Dưới đây là những lý do chính:

Sự thật về điểm kỳ dị của HỐ ĐEN – có thể là vòng lặp vô hạn chứ không phải điểm có mật đô vô hạn

Điểm kỳ dị là một khái niệm vô cùng thú vị và đầy bí ẩn trong lĩnh vực vật lý thiên văn, đặc biệt là khi nói về hố đen. Đây là một điểm trong không gian mà tại đó, các định luật vật lý mà chúng ta biết hiện nay hoàn toàn sụp đổ.

Giải mã những bí mật về sứ mệnh Voyager và những lời “nói dối” của NASA

Sứ mệnh Voyager là một trong những dự án khám phá vũ trụ táo bạo nhất của con người. Hai tàu thăm dò Voyager 1 và Voyager 2 được phóng lên vào năm 1977 với mục tiêu khám phá các hành tinh ngoài Sao Mộc và Sao Thổ.

Nước Hầm Xương – Siêu thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Nước hầm xương là một loại nước dùng được làm từ xương động vật, thường là gà bò, heo hầm trong nhiều giờ để chiết xuất các chất dinh dưỡng. Nước hầm xương từ lâu đã được sử dụng như một món ăn bổ dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Có những người đang mang chip công nghệ trong cơ thể sinh học

Hiện nay, có một số người đang thử nghiệm cấy ghép chip công nghệ vào cơ thể sinh học của họ. Tuy nhiên, đây vẫn là một lĩnh vực mới và đang phát triển, với nhiều rủi ro và hạn chế.

NỘI DUNG KHÁC

Ngôi sao newtron mạnh nhất vũ trụ mới được phát hiện, có từ tính mạnh gấp 43.000 lần so với mặt trời

Ngôi sao neutron có tên HD 45166, được phát hiện vào năm 2023, sở hữu từ trường mạnh gấp 43.000 lần…

Bí mật về dạng sống ngoài vũ trụ, có thể được hình thành từ Silicon thay vì Carbon

Tác giả nổi tiếng của cuốn Định luật Robot, nhà văn khoa học viễn tưởng Isaac Asimov, đã mô tả một…

Bí ẩn về mặt trăng Ganymede của sao Mộc

Ganymede là vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Sao Mộc và cũng là vệ tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Nó…

Giả thuyết về sự sống ngoài trái đất dựa trên Amoniac

Amoniac (NH3) là một hợp chất hóa học có thể được tìm thấy trên Trái đất và trong vũ trụ. Nó là một…

Tại sao những con tàu nặng hàng nghìn tấn không bị chìm?

Nguyên tắc nổi của Archimedes là nguyên tắc cơ bản giúp giải thích tại sao tàu thuyền có thể nổi…

Kính thiên văn vũ trụ James Webb – Kẻ phá hoại các giả thuyết về bình minh của vũ trụ

Kính thiên văn vũ trụ James Webb (JWST) được phóng vào tháng 12 năm 2021 và bắt đầu hoạt động vào…

Vật chất tối là gì ? Sự tìm kiếm còn nhiều thách thức

Vật chất tối chiếm khoảng 85% vật chất trong vũ trụ, nhưng lại vô hình và không phát ra bất kỳ bức…

Một số bộ phận cơ thể người không còn chức năng và được coi là di tích của quá trình tiến hóa

Mặc dù những bộ phận cơ thể người được coi là "di tích" của quá trình tiến hóa, chúng vẫn có thể có…

Chúng ta đã thay đổi đại dương như thế nào?

Bảo vệ đại dương là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Mỗi cá nhân có thể góp phần bảo vệ đại…

Tàu thăm dò mặt trời Parket Solar của NASA lập kỷ lục mới

Vào ngày 28 tháng 7 năm 2023, tàu thăm dò mặt trời Parker Solar của NASA đã lập kỷ lục mới khi đạt…

Vũ trụ sẽ ra sao sau 100 triệu năm nữa !?

Dự đoán tương lai của vũ trụ là một chủ đề phức tạp và đầy thách thức. Tuy nhiên, dựa trên những…

Thông tin cơ bản về các hành tinh đất đá và khí trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt Trời có tám hành tinh, chia thành hai nhóm: hành tinh đất đá và hành tinh khí khổng lồ. Các…

Con quay hồi chuyển được sử dụng như thế nào trong các tàu vũ trụ

Con quay hồi chuyển đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và điều khiển tàu vũ trụ. Dưới đây…

Trái đất phải hứng chịu bao nhiêu thiên thạch mỗi năm

Theo ước tính, Trái đất hứng chịu khoảng 55 tấn thiên thạch mỗi năm. Tuy nhiên, con số này có thể…

Sự đảo cực địa từ Trái đất và hệ quả trong tương lai

Sự đảo cực địa từ Trái đất là hiện tượng các vị trí cực Bắc và cực Nam địa từ đổi chỗ cho nhau. Đây…

Máy gia tốc hạt lớn (LHC): Cỗ máy vén màn bí mật vũ trụ

Máy gia tốc hạt lớn (LHC), tọa lạc tại Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), là một cỗ máy…

Liệu Nam Cực có phải là căn cứ của người ngoài hành tinh trên Trái Đất?

Hiện tại, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho giả thuyết Nam Cực là căn cứ của người…

Giải mã tín hiệu GMP J1839-10 từ vũ trụ: Một thách thức đầy hấp dẫn

Trong hơn 35 năm qua, các tín hiệu tuần hoàn của GMP J1839-10 thường được so sánh với những ngọn hải…

Khám phá cấu trúc khổng lồ tập hợp các thiên hà hình vòng cung trong không gian

Tập hợp các thiên hà hình vòng cung (Cosmic Arc, Large-Scale Filament) là những cấu trúc khổng lồ…

Tàu đổ bộ Nhật Bản tiến vào quỹ đạo Mặt trăng

Vào ngày 25 tháng 12 năm 2023, tàu đổ bộ "Moon Sniper" của Nhật Bản đã thành công tiến vào quỹ đạo…