Trái đất nóng lên buộc động vật hoang dã phải điều chỉnh theo những cách không ngờ tới

Tuy nhiên, sự thích nghi này không đủ cho hệ sinh thái mỏng manh và gắn bó chặt chẽ trên hành tinh của chúng ta.

Nhiệt độ Trái đất ấm lên không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của con người mà còn tác động đến nhiều loài động vật trên Trái đất. Đợt nắng nóng dữ dội bao trùm Mexico vào tháng Năm vừa qua đã giết chết hơn 50 con khỉ rú.

Cá ngựa vằn đã tiến hóa để có thể sống sót trong vùng nước ấm hơn. (Ảnh: Getty Images).

Trong khi loài người có thể áp dụng nhiều biện pháp tránh nóng để tiếp tục tồn tại thì các loài động vật phải dựa vào sự thích nghi mà chúng đã thừa hưởng qua hàng triệu năm tiến hóa để tồn tại.

Chẳng hạn, chó lè lưỡi và thở hổn hển để thoát nhiệt lượng; kangaroo liếm ướt hai bàn chân trước rồi chà xát lên người để làm mát cơ thể; voi vẫy đôi tai to lớn của mình để bớt nóng.

Tuy nhiên, một số loài động vật khác buộc phải thay đổi nhiều hơn để tiếp tục sinh tồn trong một thế giới đang nóng lên. Giovanni Strona, Nhà sinh thái học thuộc Ủy ban châu Âu, cho biết hiện tượng này được mô tả là “người thắng và kẻ thua trong biến đổi khí hậu”.

Strona dẫn đầu một nghiên cứu năm 2022, được công bố trên Tạp chí Science Advances, cho thấy rằng theo kịch bản phát thải trung gian, trung bình trên toàn cầu, chúng ta sẽ mất gần 20% đa dạng sinh học của động vật có xương sống vào cuối thế kỷ này. Trong kịch bản ấm lên trong trường hợp xấu nhất, tổn thất đó tăng lên gần 30%.

Vậy loài động vật nào là “kẻ chiến thắng” và chúng sẽ thực sự thích nghi như thế nào khi nhiệt độ ngày càng tăng, hạn hán và mất môi trường sống?

Thay đổi hình dạng

Các quy tắc địa lý sinh thái mô tả xu hướng về các đặc điểm thể chất của động vật thay đổi theo địa lý và đưa ra manh mối về cách các loài sẽ thích nghi với khí hậu khắc nghiệt hơn.

Theo Quy tắc Allen, các cá thể ở vùng khí hậu ấm hơn có các bộ phận phụ lớn hơn, chẳng hạn như cánh và mỏ, để giúp kiểm soát thân nhiệt dễ dàng hơn, đồng thời kích thước cơ thể có xu hướng nhỏ lại để giữ ít nhiệt hơn.

Vẹt đuôi dài đỏ thay đổi kích thước mỏ và sải cánh khi nhiệt độ ấm lên. (Nguồn: Wikimedia Commons).

Tại Mỹ, một nghiên cứu gần đây trên 70.716 con chim di cư đại diện cho 52 loài cho thấy chúng ngày càng nhỏ hơn trong 4 thập niên qua, nhưng sải cánh lại rộng hơn.

Sự thay đổi này ở các loài chim có thể làm thay đổi kiểu di cư của chúng, gây ra những tác động kích thích lên hệ sinh thái mà chúng sinh sống.

Tiến hóa thích ứng

Động vật hoang dã có thể chịu đựng nhiệt độ cực cao như thế nào tùy thuộc vào quá trình trao đổi chất và loại môi trường chúng sống.

Những loài đặc biệt có khả năng phục hồi cao sẽ thích nghi theo nhiều cách. Sư tử biển California là một ví dụ. Chúng không chỉ điều chỉnh phạm vi địa lý hoạt động mà còn thay đổi sinh lý để cải thiện độ linh hoạt của cổ và lực cắn, cho phép chúng ăn nhiều loại con mồi hơn.

Sư tử biển California. (Nguồn: Los Angeles Times).

Một số loài chuyển sang làm tổ sớm hơn, ví dụ, các loài chim ở bờ biển phía tây Bắc Mỹ đã phản ứng với nhiệt độ ấm lên bằng cách làm tổ sớm hơn tới 12 ngày so với cách đây gần một thế kỷ.

Nghiên cứu của Phó giáo sư Sinh học Michael P. Moore (Đại học Colorado Denver) và Phó giáo sư Sinh thái và Tiến hóa James T. Stroud (Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ), cho thấy những con chuồn chuồn có màu sẫm ngày càng nhạt màu hơn để giảm lượng nhiệt chúng hấp thụ từ Mặt trời. Trong khi thằn lằn ngày càng chịu lạnh tốt hơn nhằm đối phó với điều kiện khí hậu ngày khắc nghiệt.

Những kẻ thua

Mặc dù có thể có những “người chiến thắng” ngắn hạn khi Trái đất ấm lên, song theo các nhà khoa học, số lượng “những kẻ thua” nhiều hơn gấp nhiều lần bởi biến đổi khí hậu đang tác động lên toàn bộ chuỗi thức ăn với nhiều loài khác không thể tiến hóa kịp.

Nghiên cứu của Nhà sinh thái học Giovanni Strona cho hay những sinh vật có vị trí thấp trong chuỗi thức ăn như côn trùng và động vật gặm nhấm, có thể thích ứng để sinh tồn tốt hơn khi Trái đất nóng lên.

Những loài động vật lớn hơn, như voi, sẽ gặp khó khăn khi khí hậu thay đổi. (Nguồn: Shutterstock).

Ngược lại, các loài động vật lớn hơn và có vị trí cao hơn trong chuỗi thức ăn dễ bị tổn thương nhất trước tác động của biến đổi khí hậu.

Trái đất hiện nay đã ấm hơn khoảng 1,1 độ C so với những năm 1800. Dựa trên những dự đoán hiện tại, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng 2,7 độ C vào cuối thế kỷ này.

Nhiệt độ tăng có thể gây ra sự sụp đổ của các hệ sinh thái mỏng manh và những đợt tuyệt chủng khổng lồ.

Theo một báo cáo của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF), khoảng 1 triệu loài đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong bối cảnh Trái đất đang nóng dần lên. Hành tinh của chúng ta có thể đang bước vào sự kiện tuyệt chủng hàng loạt lần thứ 6.

Các nhà nghiên cứu cho biết điều duy nhất có thể hạn chế sự tuyệt chủng trong tương lai là nhanh chóng ngừng đốt nhiên liệu hóa thạch, cắt giảm khí thải và bảo tồn môi trường sống cho các loài./.

CTV Tổng hợp

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Nguyên lý hoạt động của máy đóng cọc diesel

Máy đóng cọc diesel hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng năng lượng từ động cơ diesel để tạo ra lực va đập mạnh, giúp đóng cọc xuống đất.

Quá trình đưa các phi hành gia từ vũ trụ về trái đất diễn ra như thế nào?

Quá trình đưa các phi hành gia từ vũ trụ về Trái đất bao gồm nhiều bước phức tạp và được thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo an toàn cho phi hành đoàn.

Kênh đào Panama hoạt động như thế nào?

Kênh đào Panama, dài 82 km (51 dặm), là một kỳ quan kỹ thuật nối liền Đại Tây Dương và Thái Bình Dương qua eo đất Panama. Kênh đào giúp rút ngắn đáng kể hành trình cho các tàu thuyền di chuyển giữa hai đại dương, mang lại lợi ích to lớn cho thương mại quốc tế.

Vũ trụ hình thành khoảng 13,77 tỷ năm trước, nhưng sự giãn nở khiến việc xác định trung tâm vũ trụ nằm ngoài tầm với của con người.

Vũ trụ vô cùng rộng lớn và từ góc nhìn của con người, có vẻ Trái đất ở giữa mọi thứ. Nhưng liệu có tồn tại trung tâm vũ trụ không, nếu có thì ở đâu? Nếu vụ nổ Big Bang khai sinh ra vũ trụ thì nó đến từ đâu và sẽ đi về đâu? Để giải đáp những câu hỏi này, hãy quay về khoảng 100 năm trước.

Đồ họa trong các trò chơi 3D được tạo ra như thế nào?

Đồ họa 3D đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của các công nghệ mới như thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Trong tương lai, đồ họa 3D sẽ được ứng dụng rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau, mang đến cho con người những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

PHÂN TÍCH KHOA HỌC

Lỗ đen là thủ phạm tạo ra năng lượng tối ?

Lỗ đen là những vùng trong không gian có lực hấp dẫn mạnh đến mức không gì, kể cả ánh sáng, có thể thoát ra khỏi chúng.

Lý thuyết dây – Lý thuyết tối thượng về vạn vật

Lý thuyết dây là một nỗ lực đầy tham vọng nhằm thống nhất mọi thứ trong vũ trụ, từ các hạt cơ bản đến lực hấp dẫn. Nó đề xuất rằng các hạt cơ bản mà chúng ta biết thực sự là những dây năng lượng rung động ở các tần số khác nhau.

Hành trình tìm kiếm hành tinh mới cho loài người trong tương lai

Tìm kiếm hành tinh mới là một nhiệm vụ quan trọng cho sự sống còn của loài người. Trái Đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta, nhưng nó đang phải đối mặt với nhiều mối đe dọa, bao gồm biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và thiên tai.

Bí mật về nguồn gốc của sự sống

Nguồn gốc của sự sống là một bí ẩn khoa học chưa được giải đáp hoàn toàn. Các nhà khoa học tin rằng sự sống bắt nguồn từ vật chất vô cơ thông qua quá trình tiến hóa hóa học, trải qua nhiều giai đoạn phức tạp trong khoảng hàng tỷ năm. Tuy nhiên, cơ chế chính xác và điều kiện hình thành sự sống đầu…

Siêu Tân tinh và những ngôi sao Newtron

Siêu tân tinh là vụ nổ xảy ra ở cuối vòng đời của một số ngôi sao lớn. Vụ nổ có thể sáng đến mức có thể nhìn thấy được vào ban ngày và nó có thể để lại tàn dư có thể nhìn thấy trong nhiều năm sau đó.

NỘI DUNG KHÁC

Epictetus và triết học Khắc Kỷ

Triết học Khắc Kỷ là một trường phái triết học được Zeno thành Citium thành lập vào thế kỷ thứ 3…

Khám phá đám mây Oort – vượt xa vành đai Kuiper, giữa vùng không gian liên sao

Đám mây Oort là một đám mây giả thuyết bao gồm các vật thể băng giá được cho là bao quanh Hệ Mặt…

Biên giới cuối cùng của Vũ Trụ

Biên giới cuối cùng của Vũ Trụ có thể nằm ngoài tầm với chúng ta ngay bây giờ, nhưng nó không ngừng…

Điều gì là quan trọng nhất đối với cuộc đời của một con người

Câu hỏi "Điều gì là quan trọng nhất đối với cuộc đời của một con người?" là một câu hỏi muôn thuở mà…

Đường đi kỳ lạ của các photon – ánh sáng phát ra từ mặt Mặt trời

Photon được sinh ra từ lõi Mặt Trời, trải qua hành trình dài trong lòng Mặt Trời. Sau 8 phút 20…

Review công nghệ tên lửa: Từ vũ khí cầm tay đến tàu vũ trụ không gian

Công nghệ tên lửa đang tiếp tục phát triển với nhiều tiềm năng ứng dụng mới.

Khám phá Siêu cụm thiên hà và Điểm thu hút lớn trong kết cấu dị thường của vụ trụ

Siêu cụm thiên hà là những cấu trúc khổng lồ trong vũ trụ, bao gồm hàng nghìn hoặc thậm chí hàng…

Tuổi của Trái Đất – Hành trình đã 4,54 tỷ năm

Trái Đất, hành tinh xanh tươi đẹp mà chúng ta đang sinh sống, đã tồn tại bao lâu rồi? Câu hỏi này đã…

Đến khi nào khoa học công nghệ của nhân loại đạt được tốc độ ánh sáng ?

Hiện nay, tốc độ ánh sáng (khoảng 299.792 km/s) là giới hạn tốc độ cao nhất trong vũ trụ theo thuyết…

Có nên bịt miệng khi tập thể dục, chơi thể thao

Việc bịt miệng khi tập thể dục, chơi thể thao có thể mang lại một số lợi ích nhất định, nhưng cũng…

Hố đen: Vùng không gian chứa dây lượng tử hay thực thể bí ẩn?

"Hố đen là vùng không gian chứa các dây lượng tử" là một quan điểm mới xuất phát từ lý thuyết dây.…

Bằng chứng về sự sống trong Hệ sao Trappist-1 cách chúng ta 40 năm ánh sáng

Hệ sao Trappist-1 là một hệ sao có bảy hành tinh có kích thước tương tự Trái Đất, nằm cách Trái Đất…

Bí mật về nguồn gốc của sự sống

Nguồn gốc của sự sống là một bí ẩn khoa học chưa được giải đáp hoàn toàn. Các nhà khoa học tin rằng…

Sự thật bất ngờ về Lễ Giáng sinh và Ông già Noel

Lễ Giáng sinh là một ngày lễ quan trọng và được nhiều người yêu thích. Ông già Noel là một biểu…

Chúng ta đã thay đổi đại dương như thế nào?

Bảo vệ đại dương là trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Mỗi cá nhân có thể góp phần bảo vệ đại…

Sứ mệnh Artemis cụ thể là gì ?

Chương trình Artemis là một nỗ lực do NASA dẫn đầu nhằm đưa con người quay trở lại Mặt trăng vào năm…

Sự thật về điểm kỳ dị của HỐ ĐEN – có thể là vòng lặp vô hạn chứ không phải điểm có mật đô vô…

Điểm kỳ dị là một khái niệm vô cùng thú vị và đầy bí ẩn trong lĩnh vực vật lý thiên văn, đặc biệt là…

Giải mã những bí mật về sứ mệnh Voyager và những lời “nói dối” của NASA

Sứ mệnh Voyager là một trong những dự án khám phá vũ trụ táo bạo nhất của con người. Hai tàu thăm dò…

Vũ trụ rộng lớn đến đâu? Liệu có giới hạn nào cho nó?

Vũ trụ là một nơi vô cùng rộng lớn và bí ẩn, và cho đến nay, chúng ta vẫn chưa biết chính xác kích…

“Sao Mộc – Lá chắn bảo vệ Trái đất khỏi hiểm họa vũ trụ”

Lịch sử Trái đất ghi nhận nhiều vụ va chạm thiên thạch, tiêu biểu là sự kiện Chicxulub 66 triệu năm…